Bạn đang tìm nghị định 81/2021/NĐ-CP về cơ chế thu và chính sách miễn giảm học phí thì bạn đọc tại bài viết này nhé
Nghị định 81 là gì?
Nghị định 81/2021/NĐ-CP là nghị định Chính phủ ban hành quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Dowload và xem toàn bộ Nghị định tại đây!
Nghị định 81/2021/NĐ- CP về học phí và chế độ miễn giảm?
Nghị định 81/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2021 – áp dụng từ năm học 2021-2022 (Trích nội dung dành cho học sinh, sinh viên của các Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp tư thục).
Đối tượng và hồ sơ miễn học phí theo nghị định 81
Theo nghị định 81/ 2021/NĐ -CP được Quy định tại khoản 17 Điều 15 (trang 20)
1.Người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp.
Hồ sơ thủ tục: quy định tại Điều 19
Hồ sơ gồm (khoản 1 điều 19 – trang 21)
1.Đơn xin miễn giảm (theo mẫu quy định Phụ lục VII)
2.Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THCS/ Giấy CNTN THCS
3.Bản sao công chứng Căn cước công dân
Trình tự thực hiện chế độ miễn giảm theo nghị định 81
Theo khoản 2 điều 19 – trang 23 của nghị định 81/ 2021/NĐ -CP
1.Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng (nhập học), hs-sv phải nộp Hồ sơ (như mục A) cho Nhà trường.
Trách nhiệm xét và thẩm định hồ sơ: quy định tại khoản 3d, 3đ điều 19 – trang 24.
Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận hồ sơ của hs-sv, Nhà trường có trách nhiệm:
1.Cấp Giấy xác nhận cho hs-sv (theo mẫu Phụ lục VIII)
2.Lập danh sách hs-sv được miễn giảm gửi về Phòng LĐ-TB&XH nơi người học đăng ký thường trú.
Cơ chế miễn giảm học phí theo nghị định
1.Nhà nước cấp trực tiếp tiền miễn, giảm học phí cho đối tượng thuộc diện miễn, giảm của các cơ sở GDNN tư thục theo mức học phí quy định đối trong các cơ sở GDNN chưa tự đảm bảo chi ứng với từng nhóm ngành, chuyên ngành quy định tại điều 10. (trích khoản 3 điều 20 – trang 25).
2.Không miễn giảm cho hs-sv đã hưởng chế độ này ở 1 cơ sở giáo dục khác ở cùng cấp học và trình độ đào tạo, hoặc cùng cơ sở giáo dục nhưng ngành khác/ khoa khác. (trích khoản 6 điều 20 – trang 26)
3.Không miễn giảm cho hs-sv bị kỷ luật ngừng học, thôi học, lưu ban, học lại, học bổ sung. (trích khoản 8 điều 20 – trang 26)
4.Kinh phí miễn, giảm cho hs-sv là 10 tháng/1 năm, chi trả vào 2 lần vào đầu kỳ của năm học. (trích khoản 9 điều 20 – trang 26)
Phương thức chi trả theo nghị định
Phương thức chi trả quy định tại khoản 1c điều 22 của nghị định 81/2021/NĐ-CP
Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội chịu trách nhiệm chi trả kinh phí miễn, giảm học phí cho cha mẹ, hoặc hs-sv học tại các cơ sở GDNN tư thục.
Tham khảo: mức trần học phí 1 tháng đối với cơ sở GDNN chưa tự đảm bảo chi (trích điều 10 – trang 9 & 10): (đv tính: nghìn đồng)
Trên đây là toàn bộ thông tin về nghị định 81/2021/NĐ-CP. Hy vọng với những thông tin này giúp bạn hiểu chế độ miễn giảm , hỗ trợ đối với giáo dục
=> Bạn có thể tham khảo các ngành học của trường tại Tuyển sinh trung cấp chính quy để được áp dụng nghị định 81