Bạn đã biết những kỹ năng mềm trong giao tiếp ứng xử để nắm chọn trái tim nhà tuyển dụng là gì chưa? Bài viết này sẽ trả lời cho bạn?
Vì sao kỹ năng mềm trong giao tiếp ứng xử lại quan trọng với sinh viên?
Bạn là một sinh viên mới ra trường có trong tay tấm bằng loại ưu và một bảng điểm đẹp và bắt đầu đi xin việc. Bạn đã nói với nhà tuyển dụng về những thành quả bạn đạt được, những tấm bằng khen giấy khen nhưng vẫn không được nhận? Vì sao vậy?
Phải chăng do cách giao tiếp của bạn? Nói về thành công chưa hẳn đã là cách giao tiếp thông minh đặc biệt là khi bạn đi phỏng vấn xin việc. Không những thế cách nói đó còn có thể “phản chủ” khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn là người khoe khoang chứ không có năng lực thực sự. Vậy bạn phải nói gì, nói như thế nào để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình giao tiếp?
5 kỹ năng mềm trong giao tiếp ứng xử thông minh cho bạn
Trước hết bạn cần hiểu giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành một mối quan hệ. Với các nhà tuyển dụng cũng không ngoại lệ.Vậy làm thế nào để có thể xác lập, tạo dựng và vận hành một mối quan hệ êm đẹp? Điều đó đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng giao tiếp thật thông minh.
-
Thành thật trong giao tiếp
Đây là nguyên tắc rất cần thiết khi bạn giao tiếp với nhà tuyển dụng. Bạn hãy thành thật khi nói về bản thân, không nên phô trương thành tích, nói quá về những gì mình đã làm được trước kia. Nếu có thể hãy chia sẻ về những baì học bạn đã học được ở những công việc trước đó mình từng làm.
=> Xem thêm Top 3 kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên năm thứ nhất
-
Biết bắt đầu và dừng lại đúng lúc
Đừng bao giờ thao thao bất tuyệt về bản thân mình với nhà tuyển dụng. Hãy trả lời một cách ngắn gọn và đúng trọng tâm tránh nói dài dòng, như thế sẽ để lộ các nhược điểm của bạn.
Bạn cũng không nên nói tràn lan từ vấn đề này sang vấn đề khác, điều này sẽ làm người nghe mệt mỏi và có cảm giác bạn đang tự tin thái quá.
Ngoài ra hãy cố gắng trình bài vấn đề của mình một cách rành mạch, dễ hiểu nhé.
-
Chú ý tới giọng điệu và ngữ điệu khi nói
Dù là nói chuyện với bất cứ ai thì ngữ điệu và giọng điệu cũng là một cách thể hiện thông điệp rất hữu hiệu. Giọng điệu nhẹ nhàng, nhấn nhá đúng lúc sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng, nhờ đó câu chuyện của bạn cũng sẽ trở nên thú vị hơn.
Đây cũng là cách để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp của mình khi làm việc. Một nhân viên chuyên nghiệp sẽ không có giọng điệu mỉa mai, giọng nói the thé.
-
Ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp biểu hiện rõ ràng qua ánh mắt của bạn. Đó là sự tập chung, ánh mắt biểu hiện cảm xúc khi giao tiếp và hãy quan sát những cử chỉ hành động của người đang nói chuyện.
Ngoài ra ngôn ngữ cơ thể là những biểu hiện khác như mụ cười, biểu cảm, hoạt động cơ thể… Một vài cử chỉ hành động đơn giản cũng có thể giúp bạn chứng minh với nhà tuyển dụng bạn là một ứng viên tiềm năng luôn hết mình học hỏi.
-
Biết cách lắng nghe
Thông thường con người luôn thích hướng tới cái tôi của mình bởi vậy họ thường nói nhiều hơn nghe. Và nếu bạn biết cách lắng nghe đặc biệt là trong một buổi phỏng vấn thì chứng tỏ bạn là một ứng viên sáng giá.
Khi tham gia tuyển dụng hãy cố gắng lắng nghe người phỏng vấn nói, tránh ngắt lời họ. Bạn hãy cho họ thấy bạn không chỉ nghe bằng tai mà nghe bằng cả trái tim. Điều đó thể hiện khi bạn nghe một cách chăm chú, có hồi đáp, biết tóm lược câu chuyện, chia sẻ thông tin và cổ vũ người nói.
=> Đọc thêm các kỹ năng mềm không thể thiếu cho sinh viên tại đây
Trên đây là một vài kỹ năng mềm trong giao tiếp ứng xử không thể thiếu để bạn có thể áp dụng khi đi phỏng vấn xin việc. Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn có một công việc như ý