Rất nhiều học sinh cấp 3 mơ ước trở thành luật sư hay thẩm phán nhưng lại lo lắng liệu học ngành luật tại Hà Nội có khó không, có xin được việc không?
Có lẽ bởi các bạn đều chưa hiểu rõ các thông tin về ngành học này như: học ngành luật tại Hà Nội?, ngành luật học là gì, ngành luật học trường nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng giải đáp.
Việc lựa chọn ngành nào, trường nào để theo học sau khi tốt nghiệp cấp 3 là một câu hỏi không hề đơn giản với các bạn học sinh phổ thông trung học.
Bạn Trần Thu Trang (học sinh lớp 12 trường Ngô Quyền – TP Nam Định) cho biết: “Mình đang học lớp 12 rồi nhưng cảm thấy hoang mang lắm, bây giờ mình vẫn chưa biết có nên chọn học ngành mình thích là ngành luật hay không vì mình sợ sẽ khó xin việc”.
Đây có lẽ là suy nghĩ của không ít học sinh khác bởi tâm lý lo lắng khi thấy nhiều sinh viên ra trường không xin được việc dù sở hữu bảng điểm khủng cùng tấm bằng khá giỏi.
Tuy nhiên các bạn không cần quá lo lắng như vậy bởi ngành luật học là một gợi ý tuyệt vời để lựa chọn. Với điểm đầu vào không quá cao nhưng cơ hội việc làm rộng mở việc học ngành luật đang trở thành sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay.Tuy nhiên bạn lại có ‘cả tá’ câu hỏi cần người giải đáp về ngành luật mà không biết phải hỏi ai thì chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.
Ngành luật học là gì?
Đây có lẽ là câu hỏi tưởng chừng như dễ nhưng lại rất khó trả lời. Vậy bản chất ngành luật học là gì?
Có thể nói ngành luật học là ngành học nhằm cung cấp nguồn nhân lực pháp luật, sản phẩm nghiên cứu khoa học và dịch vụ pháp luật chất lượng cao cho các cơ quan, doanh nghiệp và xã hội, góp phần cải cách tư pháp, xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Nói như vậy để bạn hiểu tầm quan trọng của ngành học mà bạn đang có ý định theo đuổi từ đó xác định được mình cần học và làm gì?
Học ngành luật ra làm gì?
Bạn nghĩ học luật thì sẽ làm luật sư? Không hẳn vậy đâu nhé, là một sinh viên học ngành luật ra trường bạn có thể lựa chọn nhiều công việc khác nhau như: Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, chuyên viên pháp lý, điều tra viên hay chấp hành viên đều được.
Sau đây là thông tin về một số công việc mà một cử nhân luật có thể làm:
Luật sư: Học ngành luật xong bạn có thể làm việc trong các văn phòng học công ty luật. Họ là người đứng ra bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình trước pháp luật.
Thẩm phán: Họ làm việc tại tòa án, đảm nhận vai trò xét xử các vụ án nhân danh nhà nước.
Công chứng viên: Họ làm việc tại các phòng công chứng. Họ đảm nhận vai trò xác nhận tính hợp pháp của các văn bản, giao dịch, hợp đồng…
Ngoài các công việc trên một người học ngành luật có thể làm cố vấn pháp lý, cán bộ nghiên cứu pháp luật, giáo viên dạy luật… trong các cơ quan luật như: cơ quan luật nhà nước, văn phòng luật, viện nghiên cứu, trường đào tạo luật…
Ngành luật học trường nào?
Đứng trước vô vàn các trường đào tạo luật thì đây có lẽ là câu hỏi vô cùng khó trả lời bởi trường nào cũng có những quảng cáo hết sức thu hút về chương trình đào tạo của mình.
Nếu như khả năng học của bạn tốt thì đương nhiên các trường: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội… sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Nhưng nếu khả năng của bạn không cho phép theo học các trường trên thì bạn có thể lựa chọn một số trường trung cấp đào tạo Luật hiện nay.
Một trong những trường có môi trường đào tạo luật chuyên nghiệp nhất hiện nay có thể kể tới là trường trung cấp (TC) Công nghệ và Quản trị Đông Đô. Trường đã có hơn 15 năm kinhnghiệm với hơn 9000 sinh viên được đào tạo. Ngoài ra, đây cũng là một trong những trường được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đánh giá là số 1 trong công tác đào tạo, giảng dạy tại Hà Nội hiện nay.
=> Xem thêm thông báo tuyển sinh trường trung cấp luật Hà Nội để tìm được lớp học trung cấp uy tín, chất lượng.
Trên đây là một số thông tin cần thiết cho các bạn muốn chọn theo học ngành luật. Chúng tôi hy vọng nó sẽ giúp các bạn có lựa chọn sáng suốt cho tương lai của mình