Kinh nghiệm mở quán chè tự chọn cần bao nhiêu vốn cần những gì

Nhiều bạn muốn kinh doanh mà chưa có kinh nghiệm mở quán chè hay đang băn khoăn mở quán cần những gì, cần bao nhiêu vốn thì đọc bài viết này nhé

Bạn Nguyễn Thị Hà – Cầu giấy chia sẻ “Vốn thích nấu ăn lại muốn kinh doanh quán chè từ thời sinh viên bạn muốn mở quán chè mà chưa có kinh nghiệm gì, và chưa đủ tự tin để nấu các món chè bán”

Kinh nghiệm mở quán chè bạn cần biết gì

Rất nhiều người như bạn Hà cũng đang băn khoăn như trên. Hiện tại sắp vào những tháng hè, nhu cầu ăn của giới trẻ sinh viên cao, việc kinh doanh quán chè đảm bảo sẽ lợi nhuận cao. Vậy trước tiên bạn cần phải chuẩn bị những gì? Có rất nhiều việc bạn cần phải chuẩn bị nếu bạn là 1 người cẩn thận thì bạn vạch ra các mục cần chuẩn bị. Hiện nay có rất nhiều việc cần chuẩn bị với kinh nghiệm mở quán chè như:

– Chọn địa điểm kinh doanh

– Trang trí quán, menu cho quán.

– Chuẩn bị vốn kinh doanh cho quán

– Chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào cho quán.

Mình sẽ sắp xếp lại lần lượt các bước cũng như quan điểm của mình nhé

1. Học nấu chè hoặc chọn một người bếp nấu chè ngon.

Nấu chè ngon là yếu tố quan trọng trong việc quán của bạn có kinh doanh được hay không. Nếu bạn mở 1 quán chè nhỏ thì bạn phải là 1 người nấu chè ngon. Bạn đã đủ tự tin với tay nghề của mình chưa, bạn thử nấu mời bạn bè, gia đình mình thưởng thức và để họ đánh giá xem nhé. Nếu chưa đủ tự tin bạn phải tìm 1 nơi học nấu chè uy tín, dạy bạn từ công thức đến cách thức chọn mua NVL, và đặc biệt là cách bảo quản NVL cho quán.

Dù là quán to hay nhỏ bạn cũng nên đi học vì bạn sẽ chủ động được cho quán của mình. Như vậy bạn sẽ có 1 đặc trưng riêng với những món chè mà bạn nắm vững, Có rất nhiều các trung tâm dạy nấu chè, nhưng bạn tìm được 1 chỗ uy tín có các giảng viên tận tình chỉ bảo và hướng dẫn bạn mở quán chè, và tính được giá thành của từng món. Có nhiều phong cách chè như họ hướng tới các sản phẩm sạch tự tay làm các NVL mầu sắc tự nhiên, không sử dụng phẩm màu. Cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, các vị khách họ không chỉ ăn ngon mà họ còn quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

=> Xem thêm  Bài viết Học nấu chè để mở quán nơi học uy tín với chi phí hợp lý

2. Chọn địa điểm kinh doanh đặt quán:

Địa điểm đặt quán là rất quan trọng với người muốn kinh doanh quán chè. Những nơi như khu vực đông dân cư, học sinh, sinh viên người đi làm. Nơi như vậy thì những thực khách dễ bị cuốn vào quán của bạn. Bạn sẽ có được điểm khơi đầu tốt, nói là như vậy nhưng tại những nơi như vậy bạn sẽ phải chịu một giá thuê nhà cao. Chi phí này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận mà bạn thu được. Quan điểm của mình thì vị trí cũng quan trọng nhưng ko phải là số 1.

Ví dụ như quán chè Ngọc Thạch Quán tại Kim Liên – Hà nội, khuất trong khu tập thể nhưng lượng khách của quán rất đông vì ở đây thu hút bởi các loại chè đa dạng và ngon.Có nhiều người chọn địa điểm kinh doanh tại nhà, tránh việc thuê nhà hàng tháng cao, chiến lược phát triển của họ là tận dụng mặt bằng sẵn có và nhiều người cũng đã thành công.

kinh nghiem mo quan che tai ha noi
Kinh nghiệm mở quán chè

3. Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh và trang trí cho quán mình.

Muốn kinh doanh gì bạn cũng cần phải chuẩn bị nguồn vốn sẵn có, có nhiều câu hỏi như “Mở quán chè cần bao nhiêu vốn?”,  Cái này là tùy từng người bạn nhé, nếu bạn mở một quán chè lớn tính cả kinh phí thuê mặt bằng, trang trí quán, đồng bộ bàn ghế, nhân viên thì cũng có thể lên đến 100 triệu. Nhưng nếu bạn biết tận dụng như mua sắm cốc chè, bát chè, tranh ảnh, trang trí còn như bàn ghế, bếp mua hàng cũ thì cũng sẽ tiết kiệm được một khoản tiền. Hiện nay nếu ở Hà Nội bạn có thể lên các chợ như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, Phố Hàng Khoai … mua săm đồ, dụng cụ mới,  mua đồ cũ tại chợ đồ cũ bên Đông Anh

Việc trang trí cho quán cũng mang phong cách riêng từng quán, nếu quán ấn tượng thì không chỉ chè ngon mà ngồi trong 1 không gian mát mẻ, thoải mái cũng được đông đảo các bạn sinh viên tìm đến. Lấy ví dụ như 1 quán Café lấy tên là “Buýt bạn bè” ở Hà Đông họ tạo 1 góc ngồi mà ở đó mọi người có thể viết lại các lời nhắn vào giấy nhớ để lại. Sau này mỗi lần đi cùng bạn họ lại đến và thấy các lời nhắn ở đó họ cảm thấy thích thú.

4. Xây dựng chiến dịch Marketing cho quán.

Điều này là chính sách của từng quán, có những quán trong ngõ nhưng sử dụng chiến lược marketing của họ là mạng xã hội để lôi kéo khách đến ban đầu. Có bạn ở Bắc giang khi mở quán chè trong 2 ngày đầu cho mọi người ăn miễn phí những loại chè của quán. Từ những ngày sau thì mua 2 tặng 1, hoặc giảm 50% cho khách check in tại quán.  Điều này có nhiều nơi làm, nhưng chiến dịch marketing thế nào là tùy vào từng người và khả năng của từng người bạn nhé.

Hy vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm mở quán chè đã giúp các bạn hình dung ra những công việc phải làm cho mình. Chúc các bạn thành công với dự án kinh doanh quán chè của mình nhé.

DMCA.com Protection Status
Gửi tin nhắn!!!!!